Mở đầu
Sử dụng Mac để phát triển phẩn mềm, website tiện lợi hơn rất nhiều so với sử dụng Windows. Lập trình Ruby on Rails cũng vậy, mình đã từng code website bằng Ruby on Rails sử dụng Windows và Ubuntu, sau này chuyển sang dùng Mac, cảm thấy code bằng Mac rất tuyệt vời.
Trong bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn cài đặt Ruby và Rails trên Mac OS
Quá trình cài đặt toàn bộ mất khoảng 30 phút
Cài đặt Homebrew
Đầu tiên chúng ta cần phải cài đặt Homebrew. Homebrew cho phép chúng ta cài đặt và biên dịch các gói phần mềm dễ dàng hơn từ nguồn.
Dòng lệnh cài đặt Homebrew rất đơn giản. Trong quá trình cài đặt nếu máy tính yêu cầu cài thêm XCode CommandLine Tools thì các bạn hãy chọn Yes.
Mở Terminal và chạy dòng lệnh sau đây:
1
/bin/bash -c "$(curl -fsSL https://raw.githubusercontent.com/Homebrew/install/HEAD/install.sh)"
Cài đặt Ruby
Chúng ta chuyển sang quá trình cài đặt Ruby. Để cài đặt Ruby thì mình dùng rbenv
, một công cụ dùng để cài đặt và quản lý các phiên bản Ruby
1
2
3
4
5
brew install rbenv ruby-build
# Add rbenv to bash so that it loads every time you open a terminal
echo 'if which rbenv > /dev/null; then eval "$(rbenv init -)"; fi' >> ~/.bash_profile
source ~/.bash_profile
Ngoài rbenv
ra còn có công cụ khác là rvm
, nhưng qua quá trình sử dụng thì mình cảm thấy thích rbenv
hơn.
Tiếp theo là cài đặt Ruby phiên bản 3.1.3 và set phiên bản này thành phiên bản mặc định trong máy
1
2
rbenv install 3.1.3
rbenv global 3.1.3
Ngoài ra nếu bạn muốn gỡ bỏ hoàn toàn một phiên bản Ruby nào đó thì sử dụng câu lệnh rbenv uninstall <phiên bản>
Kiểm tra phiên bản Ruby hiện hành
1
ruby -v
Cấu hình file .gemrc
Sau này khi chúng ta cài gem cho ruby, hệ thống sẽ tự động cài kèm theo những tài liệu rdoc, cái này thật ra không cần thiết lắm nên chúng ta sẽ ngăn chặn Ruby cài những tài liệu này.
1
2
install: --no-document
update: --no-document
Cấu hình Git
Các bạn lần lượt làm theo các dòng lệnh sau đây:
1
2
3
4
git config --global color.ui true
git config --global user.name "YOUR NAME"
git config --global user.email "[email protected]"
ssh-keygen -t rsa -C "[email protected]"
Thiết lập SSH
Nếu bạn chưa cài đặt SSH key vào tài khoản Github thì hãy làm bước này
Tạo ssh key
1
ssh-keygen -t rsa -C "YOUR EMAIL"
Bước này bạn có thể nhập đường dẫn cho file hoặc ấn ENTER 3 lần
Copy ssh key để dán vào tài khoản Git
1
cat ~/.ssh/id_rsa.pub
Kiểm tra ssh key đã được cài đặt thành công ở Github hay chưa
Nếu Terminal hiện kết quả như vầy thì bạn đã thành công:
1
Hi excid3! You've successfully authenticated, but GitHub does not provide shell access.
Cài đặt Rails
Bước cài đặt Rails khá đơn giản chỉ với một câu lệnh
1
gem i rails
gem i
là viết shortcut của gem install
, mình thích dùng ngắn gọn hơn
Mặc định câu lệnh trên sẽ cài đặt Rails phiên bản mới nhất, nếu bạn muốn cài đặt phiên bản khác của Rails, ví dụ như phiên bản 6.1.0 cũ thì dùng câu lệnh sau:
1
gem i rails -v 6.1.0
Thế là Ruby on Rails đã được cài đặt xong, nhưng để thực thi được câu lệnh rails
trong terminal thì có thể bạn cần phải chạy dòng lệnh sau
1
rbenv rehash
Kiểm tra phiên bản Ruby hiện hành
1
rails -v
Cài đặt Database
Tùy mục đích sử dụng mà bạn có thể chọn các loại database khác nhau. Như mình thì với những app nào chỉ code với mục đích test hoặc học chơi chơi thì mình sẽ dùng sqlite3
, còn những app nghiêm túc thì mình dùng MySQL
hoặc PostgreSQL
sqlite3
sqlite3 là database mặc định của một project Rails khi mới tạo.
1
brew install sqlite3
PostgreSQL
1
brew install postgresql
Để PostgreSQL tự khởi động mỗi khi mở MacBook thì các bạn chạy câu lệnh sau:
1
brew services start postgresql
Mặc định thì PostgreSQL sử dụng username và password trùng với thông tin hiện tại trên macOS của bạn. Ví dụ macOS username của mình là yuto
thì mình có thể login vào PostgreSQL bằng username này.
MySQL
1
brew install mysql
Để MySQL tự khởi động mỗi khi mở MacBook thì các bạn chạy câu lệnh sau:
1
brew services start mysql
Mặc định thì MySQL sử dụng username là root
và không có password.
Và đến đây, việc cài đặt Ruby on Rails và Database đã hoàn tất, các bạn có thể bắt đầu làm việc với Rails và bỏ qua bước cuối cùng là kiểm thử
Bước cuối cùng: Sử dụng thử
Có thể bạn sẽ cần chạy lệnh sau để cài tất cả các gem cần tới extension của C
1
sudo installer -pkg /Library/Developer/CommandLineTools/Packages/macOS_SDK_headers_for_macOS_10.14.pkg -target /
Tạo một project Rails mới
1
rails new myapp
Nếu bạn muốn dùng MySQL
1
rails new myapp -d mysql
Nếu bạn muốn dùng PostgreSQL
Lưu ý là bạn cần phải thay đổi username trong config/database.yml
cho trùng khớp với username macOS hiện tại của bạn
1
rails new myapp -d postgresql
Di chuyển đến project vừa tạo
1
cd myapp
Nếu bạn sử dụng MySQL hoặc PostgreSQL thì phải thiết lập thông tin username và password trong config/database.yml
Tạo database
1
rake db:create
Khởi động server
1
rails s
Vậy là xong, giờ bạn có thể truy cập vào http://localhost:3000 để xem website vừa tạo.
Chúc các bạn thành công!